Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Anh Lê Văn Dỵ (Phường Tân phú, Quận 9): “Tôi không cần báo Tuổi trẻ khóc mướn”!

Đã hơn 5 năm kể từ ngày Báo Tuổi trẻ khi ấy đang ở thời thịnh thế, qua một đợt phong ba ở cấp thượng tầng chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã dùng quyền lực ép Thành ủy, Thành đoàn Thành phố phải phế truất anh Lê Hoàng, vô hiệu hóa Lê Văn Nuôi và đặt Phạm Đức Hải chễm chệ vào ghế Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ. Ngoài những bài báo, các chuyên đề phục vụ tham vọng chính trị cá nhân cho “Tư Sang “và gần đây là “Phúc đầu niểng” để củng cố “quyền lực chính trị” đã được Đức Hải và bộ sậu Hữu Phong, Xuân Trung, Xuân Toàn, Văn Đắc chuyên môn hóa thì việc làm giàu cho cá nhân từng người trong BBT được bộ sậu này hết sức quan tâm và “đồng lòng” cho phóng viên báo Tuổi trẻ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút tung hoành ngang dọc khiến nhiều doanh nghiệp phải xất bất xang bang, thậm chí phá sản nếu không chịu cống nạp qua các hình thức như từ thiện hoặc quảng cáo mà phần lớn đều đổ vào túi “nhóm lợi ích” của báo Tuổi trẻ, không ngạc nhiên khi các lãnh đạo báo với “đồng lương” khiêm tốn mà tay nào cũng nhà lầu, xe hơi, tiền đầy túi, đàn ca sáo nhị suốt ngày trong những dịp cuối tuần, mừng tăng doanh số “từ thiện” hay mừng tăng doanh số “quảng cáo” mà đa phần là do doanh nghiệp muốn yên thân phải cống nạp.
“Ngọn lửa Tuổi trẻ” được thế hệ Lê Văn Nuôi, Lê Hoàng thổi lên nay đã tắt ngấm dưới thời Phạm Đức Hải, báo Tuổi trẻ chỉ còn lại mùi tửu sắc, bài bạc, đàn ca sáo nhị ngập tràn tòa soạn
Một chiêu thức kiếm tiền “từ thiện” của báo Tuổi trẻ mà nếu bỏ qua sẽ là một thiếu sót lớn, đó là đám phóng viên trong vai những kẻ “khóc mướn”, dùng đủ mọi chiêu trò để vống lên những mảnh đời bất hạnh, thương tâm để “hút” tiền từ thiện, nếu diễn ra chỉ một lần, hai lần thì người ta sẽ bảo là “tai nạn nghề nghiệp”, nhưng không, chiêu trò này đã được sự cổ vũ nhiệt tình của Đức Hải, Văn Đắc và giờ đây, chiêu bài “từ thiện” đã trở thành một “thương hiệu” riêng của tờ Tuổi trẻ mà chưa có bất kỳ tờ báo nào theo kịp. Bạn đọc đã có thể kiểm chứng qua bài viết trước đây “Báo Tuổi trẻ, “5 đứa trẻ trong căn nhà không có người lớn” và số phận của hơn 2 tỉ đồng từ thiện”, kỳ này, Người Trong Cuộc tiếp tục “điểm” thêm một trong vô số bài phóng sự mà không ai đọc mà không rơi nước mắt, sẵn sàng tìm đến Ban Công tác Bạn đọc để chuyển tiền vào “ngân quỹ” Công tác Xã hội báo Tuổi trẻ.
CTV Mai Hoa, Ban Chính trị Xã hội, báo Tuổi trẻ đang được Đức Hải, Vũ Bình, Văn Đắc đánh giá cao trong vai trò “khóc mướn” để câu tiền từ thiện từ các doanh nghiệp và độc giả
Báo Tuổi trẻ số ra ngày 21/9/2013 có bài phóng sự “Mẹ, con và những ngày mai vô định” của CTV Mai Hoa (tức cô phóng viên Mai Thị Hoa, sinh năm 1990, gốc Thanh Hóa, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đang là CTV chuẩn bị bước sang giai đoạn Phóng viên tập sự của báo Tuổi trẻ). Khi đọc bài này, bất kỳ ai cũng không khỏi thương tâm, rơi nước mắt với hoàn cảnh mẹ già 73 tuổi phải đi ăn xin để nuôi cậu con trai bệnh tật, dằn vặt với nỗi buồn xa xứ, sống nhờ vào bó rau, ngọn cỏ với vài nghìn đồng xin được mỗi ngày mà không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ gì của chính quyền, đoàn thể địa phương. Người Trong Cuộc đã đất công tìm hiểu sự thật phía sau bài báo, thì ra đây lại là một màn “xảo thuật từ thiện” quen thuộc của tờ Tuổi trẻ, xin được minh bạch để bạn đọc rõ:
Hình ảnh thương tâm do CTV Mai Hoa dàn dựng
Gia đình bà Liên, anh Thành thuộc dạng tạm trú trên địa bàn phường Tân Phú, Quận 9, TP HCM, chính quyền địa phương hiểu rõ hoàn cảnh gia đình này, quan trọng nhất là tình tiết mà báo Tuổi trẻ cố tình bỏ qua là hiện nay bà Liên, anh Thành đang sống trong sự đùm bọc của người con trưởng của bà Liên là anh Lê Văn Dỵ, một chủ thầu xây dựng, có nhà cửa đàng hoàng, thậm chí có tới 3 dãy phòng trọ cho thuê, trong đó một phòng dành riêng cho cậu em trai bệnh tật. Vợ anh Dỵ cũng hành nghề buôn bán ở chợ Tân Phú, gia đình anh Dỵ hoàn toàn đủ khả năng nuôi mẹ và em trai. Hoàn toàn không có chuyện anh Dỵ để mẹ già phải thiếu ăn thiếu mặc đến mức phải đi ăn xin như báo Tuổi trẻ đã “dặm mắm thêm muối” xuyên tạc, vu khống trắng trợn. Còn nhớ khoảng một tháng sau khi báo Tuổi trẻ đăng về bà Liên, anh Thành, những người quanh khu vực xì xào, không biết báo Tuổi trẻ “gom” được bao nhiêu tiền từ thiện mà mang đến tặng cho gia đình bà Liên, anh Thành tới mấy trăm ký gạo, dầu ăn, sữa, nước mắm,… khiến anh Dỵ một phen muối mặt với bà con chòm xóm, bức xúc hét lên: “Tôi không cần báo Tuổi trẻ khóc mướn!” và đòi “đập gãy chân” nhà báo Tuổi trẻ nói láo Mai Hoa nếu dám bước vào dãy nhà trọ của gia đình một lần nữa. Ngay cả lãnh đạo chính quyền địa phương cũng dính phải “đạn lạc” của báo Tuổi trẻ khi bị Quận ủy, Thành ủy “dũa” một trận oan uổng. Quá bức xúc, UBND phường Tân Phú, Quận 9 đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo báo Tuổi trẻ lên cơ quan chủ quản là Thành đoàn Thành phố. Đã “lỡ” ôm một đống tiền bạn đọc gửi tới, báo Tuổi trẻ đành ngậm tăm, chỉ phản hồi đơn giản bằng một công văn “giải trình” vô thưởng vô phạt mà chẳng thèm đính chính gì, mọi chuyện rồi cũng từ từ đi vào quên lãng.
Phía sau cảnh “khóc mướn” của báo Tuổi trẻ: Trưởng ban Công tác Xã hội Phan Văn Đắc, cô ca sĩbà mẹ già bán vé số
Với lòng tham vô độ, báo Tuổi trẻ đã và đang điên cuồng hút máu bạn đọc, doanh nghiệp bằng các chiêu trò săn lùng những mảnh đời bất hạnh để làm phóng sự, bài viết với những ngòi bút “chuyên nghiệp” của đám phóng viên sẵn sàng dùng “kính hiển vi” để phóng đại lên nhiều tình tiết không có thực miễn sao lấy nước mắt độc giả và bòn rút tiền từ thiện của doanh nghiệp, bạn đọc mà Đức Hải, Xuân Trung, Văn Đắc thường bảo với nhau là “càng nhiều càng ít”…

Mời độc giả "thưởng thức"  một số hình ảnh liên quan đến “công tác từ thiện” của báo Tuổi trẻ và Trưởng ban Văn Đắc (Nguồn: Facebook):
Khi hiểu được phía sau những lời kêu gọi “từ thiện” thống thiết của báo Tuổi trẻ, liệu các em học sinh sẽ còn nhịn ăn sáng để cùng làm “từ thiện”, vỗ béo cho Đức Hải và bộ sậu báo Tuổi trẻ?
Duy nhất một phương châm của báo Tuổi trẻ mà Người Trong Cuộc thấy đúng là bảng hiệu: “Bạn đọc là sức sống của Tuổi trẻ
Trưởng ban Văn Đắc thủ vai chính trong phim “Ván bài lật ngửa” của công tác từ thiện, báo Tuổi trẻ
Phía sau “đồng lương” của báo Tuổi trẻ, doanh nghiệp, bạn đọc đã giúp Trưởng ban Phan Văn Đắc sửa sang biệt thự ở quê nhà Tây Ninh và mua xe sang, tậu nhà ở TP.HCM
Ông cụ cặm cụi đóng góp từng đồng lương hưu cho “ngân sách từ thiện” của báo Tuổi trẻ…
...để Trưởng ban Văn Đắc có “điều kiện” tham gia những cuộc chơi thâu đêm…
…bên cạnh những người đẹp chân dài...
…và những bữa tiệc đầy ắp rượu, bia
Trưởng ban Văn Đắc cùng “dâm đãng viên” Bạch Hoàn
Các chiến sĩ công an cũng xếp hàng nộp từng đồng lương công chức cho “ngân sách từ thiện” của báo Tuổi trẻ
Để báo Tuổi trẻ có “điều kiện” thực hiện các chuyến “công tác xã hội” trên bàn nhậu
Chú heo rừng trở thành nạn nhân trong chuyến “từ thiện” ở quê nhà Trưởng ban Văn Đắc
Người Trong Cuộc
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Email Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Delicious